Skip to main content
Sơn nước là gì? Thành phần cơ bản của Sơn nước - Afast.vn

Sơn nước là gì? Thành phần cơ bản của Sơn nước

Sơn nước là gì? Thành phần cơ bản của sơn nước – Nếu như bạn đang có nhu cầu sử dụng hay chuẩn bị cho công việc mở đại lý kinh doanh sơn nước thì việc tìm hiểu về sơn nước là điều rất cần thiết cho sau này. Sơn nước có những đặc thù riêng biệt cũng như nhiều công dụng, do đó việc tìm hiểu thêm các thông tin về sản phẩm này sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong việc lựa chọn loại sơn tốt cũng như giám sát quá trình thi công sơn.

SƠN NƯỚC LÀ GÌ?

Sơn nước là một loại vật liệu được tạo ra để phủ lên bề mặt diện rộng sau khi khô sẽ hình thành lớp màng rắn, tạo sự bảo vệ và mang tới tính thẩm mỹ cho tường nhà của bạn.

Sơn nước là gì? Thành phần cơ bản của Sơn nước - Afast.vn

Sơn nước là sản phẩm có nhiều màu sắc phong phú đa dạng, với các tính chất lý hóa quan trọng giúp bám dính trên nhiều bề mặt khác nhau nhằm bảo vệ vật liệu tránh hư hỏng và kéo dài tuổi thọ vật liệu theo thời gian. Chính vì thế sơn nước được sử dụng rất rộng rãi với các mục đích:

  • Trang trí tường nhà nội/ngoại thất.
  • Bảo vệ tường nhà.
  • Các chức năng khác như chống nóng, chống thấm, chống rỉ, chống ẩm mốc…

THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA SƠN NƯỚC

Những thành phần cơ bản cấu tạo nên sơn nước bao gồm:

  • Nhựa nhũ (Resin): Chất nhựa là xương sườn của sơn, dùng để tạo thành màng sơn, liên kết bột màu, tạo độ bền, độ bóng, độ nhớt và độ bám dính cho sản phẩm.
  • Bột độn (Extender): Bột độn được sử dụng trong thành phần của sơn nhằm cải tiến một số tính chất sản phẩm như; tính chất màng sơn (độ bóng, độ cứng, độ mượt…), khả năng thi công, kiểm soát độ lắng. Chất độn thường được sử dụng như: Titan, bột đá, cao lanh, silic, …etc.
  • Bột tạo màu (Pigment): Nguyên liệu màu sử dụng trong sơn thường là dạng bột. Chức năng chính của màu là tạo màu sắc và độ che phủ cho sơn. Ngoài ra, màu còn ảnh hưởng một số tính chất màng sơn như: độ bóng, độ bền…
  • Màu vô cơ (màu tự nhiên): Tông màu thường tối, xỉn nhưng cho độ phủ cao, độ bền màu tốt.
  • Màu hữu cơ (màu tổng hợp): Tông màu tươi sáng, cho độ phủ thấp, độ bền màu thấp hơn màu vô cơ.
  • Chất phụ gia: Là các loại nguyên liệu được thêm vào với số lượng nhỏ để cung cấp hoặc tăng cường các đặc tính cụ thể nhất định cho sản phẩm như: tăng độ bền sản phẩm, tạo láng mặt, gia tăng độ chảy, tăng độ phân tán, làm nhanh khô và chất xúc tác, chất dẻo hóa,…
  • Dung môi: Là chất hòa tan nhựa hay pha loãng sơn, ảnh hưởng đến độ hòa tan và bay hơi của sơn. Đặc tính nhựa trong sơn sẽ quyết định loại dung môi được sử dụng. Dung môi thường sử dụng trong sản xuất sơn là nước.

Với những chia sẻ ở trên, chắc hẳn các bạn đã biết Sơn nước là gì? và những thành phần cơ bản của Sơn nước rồi đúng không nào? Nếu bạn đang có ý định mở đại lý sơn nước Afast thì hãy nhanh tay liên hệ trực tiếp với Sơn Nước Afast chúng tôi để được tư vấn tốt nhất nhé!

Related News

Sơn chống thấm là gì? Có nên sử dụng sơn chống thấm không? - Afast.vn

Sơn chống thấm là gì? Có nên sử dụng sơn chống thấm không?

Sơn chống thấm là gì? Có nên sử dụng sơn chống thấm không? Những tác...

Sơn ngoại thất là gì? Thành phần cơ bản của sơn ngoại thất - Afast.vn

Sơn ngoại thất là gì? Thành phần cơ bản của sơn ngoại thất

Sơn nước ngoại thất hay sơn nước dành cho tường nhà bên ngoài là một...

Sơn lót kháng kiềm là gì? Tại sao nên sử dụng sơn lót kháng kiềm? - Afast.vn

Sơn lót kháng kiềm là gì? Tại sao nên sử dụng sơn lót kháng kiềm?

Sơn lót kháng kiềm là gì? Chắc hẳn nhiều người đã từng nghe về sơn...

Leave a reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart