Sơn chống thấm là gì? Có nên sử dụng sơn chống thấm không? Những tác nhân bên ngoài như mưa, nắng, gió, độ ẩm của thời tiết tại Việt Nam thường có tác động khá lớn đến bề mặt tường nhà của bạn, làm xuất hiện tình trạng ẩm mốc, dột hay mất thẩm mỹ… Để hạn chế tối đa tình trạng này thì sơn chống thấm là giải pháp tối ưu nhất. Vậy sơn chống thấm là gì?. Công dụng của sơn chống thấm và cách thi công sơn chống thấm như thế nào cho hiệu quả? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây của AFAST các bạn nhé!
SƠN CHỐNG THẤM LÀ GÌ & DÙNG ĐỂ LÀM GÌ?
Sơn chống thấm là loại sơn được sử dụng giúp ngăn chặn hiện tượng thấm dột trên bề mặt thi công, xảy ra do các tác động của môi trường như nắng, mưa, độ ẩm,… Lớp sơn chống thấm này có tác dụng bảo vệ ngôi nhà của bạn, làm tăng tuổi thọ bề mặt tường, sàn… cho bề ngoài ngôi nhà luôn mới đẹp và sạch sẽ.
Mỗi loại sơn chống thấm lại có công dụng khác nhau. Về cơ bản, sơn chống thấm ngăn chặn thấm nước trên các bề mặt nằm ngang, thẳng đứng, từ dưới lên trên và từ trong ra ngoài như một lớp áo giáp kiên cố. Sơn chống thấm sẽ bảo vệ ngôi nhà của bạn trước những ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết.
Sử dụng sơn chống thấm ngay từ đầu khi thi công sẽ giúp gia tăng độ bền của kết cấu công trình. Nhờ đó giúp công trình bền đẹp theo thời gian, hạn chế các chi phí phát sinh như sửa chữa hư hại do thấm dột hay xử lý chống thấm về sau.
Sơn chống thấm hiện nay có được rất nhiều ưu điểm và tính năng nổi bật, đặc biệt như chống nấm mốc, chống nóng, chống kiềm và muối hóa..
PHÂN LOẠI SƠN CHỐNG THẤM
Sơn chống thấm hiện nay có rất nhiều loại, việc nắm được cách phân loại sơn chống thấm sẽ giúp bạn chọn được loại sơn phù hợp với nhu cầu sử dụng. Cụ thể sơn chống thấm phân loại theo gốc sẽ gồm 4 loại:
Chống thấm gốc xi măng:
Gồm 2 loại là chống thấm gốc xi măng một thành phần và chống thấm gốc xi măng hai thành phần. Ưu điểm của loại chống thấm này là độ bám dính bề mặt, khả năng chống chịu nước và tuổi thọ đều rất cao. Tuy nhiên cũng nhược điểm là khả năng chịu chấn động rung lắc kém, vì chống thấm gốc xi măng không co giãn được. Vậy nên bạn cần cân nhắc.
Chống thấm gốc Bitum Polymer:
Gồm 2 loại là chống thấm dạng lỏng dùng để quét tạo màng ngăn nước và chống thấm dạng màng khò. Loại chống thấm này có ưu điểm là thi công nhanh, không kén các bề mặt sơn. Tuy nhiên độ bền, tuổi thọ và các nối màng có phần kém hơn các loại chống thấm khác.
Chống thấm gốc Silicate dạng thẩm thấu:
Loại chống thấm này có rất nhiều ưu điểm như: độ bám dính tốt, khắc phục mọi nhược điểm rò rỉ từ bên trong, có độ bền cao và rất đa năng sử dụng trong mọi sự cố chống thấm. Nhược điểm duy nhất của loại chống thấm này là giá thành tương đối cao.
Chống thấm gốc PU-Polyurethane:
Đây là hợp chất chống thấm hai thành phần dạng lỏng, gốc nhựa có dung môi, đa tính năng. Chống thấm gốc PU có khả năng bám dính, độ che phủ bề mặt, độ đàn hồi cao. Nhờ vậy các vết nứt được che phủ hiệu quả mà không bị thấm dột. Tuy nhiên giá thành của loại chống thấm này cũng cao hơn so với các loại chống thấm khác.
Sơn chống thấm là ngày càng trở thành biện pháp chống thấm phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Vì vậy hãy bảo vệ ngôi nhà ấy trước những tác động từ thiên nhiên bằng một trong những lựa chọn đơn giản và hiệu quả nhất, chính là sơn chống thấm.
Nguồn: Sơn nước toàn quốc